CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubeGooglePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Bớt nỗi lo dịch bệnh nhờ nuôi tôm bền vững
Ngày đăng: 04/03/2022

QUẢNG TRỊ Nhân rộng mô hình nuôi tôm theo quy trình sinh học, hai, ba giai đoạn công nghệ cao là giải pháp hữu hiệu phát triển nghề nuôi tôm bền vững trên địa bàn tỉnh.

 

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm nuôi để xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra. Ảnh: CĐ.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm nuôi để xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra. Ảnh: CĐ.

 

Toàn tỉnh Quảng Trị hiện có 1.300ha nuôi tôm nước lợ, sản lượng năm 2021 đạt gần 5.500 tấn. Tôm là một trong '6 cây, 2 con' chủ lực được địa phương này tập trung phát triển trong giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến 2025.

 

Thời điểm này, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang bắt đầu chuẩn bị các điều kiện để bước vào vụ nuôi mới. Dịch COVID-19 đang được kiểm soát, giá tôm thương phẩm trên thị trường duy trì ở mức khá cao là những tín hiệu tích cực giúp người nuôi tôm yên tâm sản xuất.

 

Cải tạo ao nuôi để chuẩn bị cho vụ tôm mới. Ảnh: CĐ.

Cải tạo ao nuôi để chuẩn bị cho vụ tôm mới. Ảnh: .

 

Trao đổi với chúng tôi khi đang tất bật chuẩn bị ao nuôi, tu sửa lại máy bơm, máy quạt nước để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm mới, ông Hoàng Trọng Hùng, hộ nuôi tôm lâu năm tại thôn Quảng Xá (xã Vĩnh Lâm huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) cho biết, trong năm 2021, do ảnh hưởng của COVID-19 nên việc tiêu thụ tôm thương phẩm hết sức khó khăn, có thời điểm giá tôm hạ thấp chỉ còn 70.000 - 75.000 đồng/kg loại 100 con/kg.

 

Đối với ao nuôi tôm của ông mặc dù chỉ đầu tư cầm chừng, giảm lượng thức ăn cho tôm, tôm nuôi không bị dịch bệnh nhưng sau khi trừ chi phí ông hầu như không có lại. Do đó, khi COVID-19 đang dần được kiểm soát, các hoạt động kinh doanh đã được mở cửa trở lại, lưu thông thuận lợi cộng với giá tôm sau tết Nguyên đán vẫn đang duy trì ở mức khá cao nên ông Hùng đang rất kỳ vọng vào vụ nuôi tôm năm nay.

 

“Vụ nuôi này tôi sẽ áp dụng quy trình nuôi tôm sinh học 2 giai đoạn để tôm nhanh lớn, hạn chế dịch bệnh. Đặc biệt nuôi tôm sinh học sẽ ít sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh. Do hiện nay thương lái trước khi thu mua tôm đều lấy mẫu để test kháng sinh. Tôm nuôi không tồn dư kháng sinh sẽ bán được giá cao hơn”, ông Hùng nói.

 

Còn tại Hợp tác xã (HTX) Phan Hiền (xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh), thời điểm này các hộ nuôi tôm cũng bắt đầu chuẩn bị các điều kiện cần thiết để bước vào vụ nuôi tôm mới. Anh Trần Văn Dụng, Phó Giám đốc HTX Phan Hiền cho biết, vụ nuôi tôm năm 2021, nhiều hộ nuôi tôm của HTX bị thua lỗ nặng nề do dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính làm tôm nuôi bị chết và giá tôm thương phẩm giảm thấp.

 

Bước vào vụ nuôi tôm năm nay, HTX đã khuyến cáo các hộ nuôi tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ càng bằng việc nạo vét kênh cấp, thoát nước, kéo thêm đường điện để chạy máy sục khí. Áp dụng quy trình nuôi tôm 2, 3 giai đoạn; nuôi tôm sinh học.

 

“Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ đầu vụ, chúng tôi hy vọng năm nay dịch bệnh trên tôm nuôi sẽ được kiểm soát. Tôm nuôi nhanh lớn, được mùa, được giá”, anh Dụng cho hay.

 

Trưởng phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Linh Nguyễn Đình Lục thông tin, toàn huyện hiện có 335ha diện tích nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Năm 2021, ngoài ảnh hưởng của COVID-19 làm giá tôm thương phẩm giảm thấp, dịch bệnh đốm trắng, hội chứng gan tụy cấp tính trên tôm nuôi còn gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi tôm trên địa bàn huyện với tổng diện tích bị bệnh trên 158ha.

 

Do vậy, bước vào vụ nuôi tôm năm 2022, ngay từ đầu năm, Phòng NN-PTNT đã tham mưu UBND huyện chỉ đạo các địa phương tập trung triển khai công tác nạo vét, sửa chữa kênh mương, cải tạo ao hồ. Hướng dẫn các hộ nuôi tôm đầu tư ao lắng để xử lý nước trước khi bổ sung vào ao nuôi nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh.

 

Nông dân Quảng Trị tăng cường áp dụng và nhân rộng các mô hình nuôi tôm theo quy trình sinh học, nuôi tôm 2, 3 giai đoạn, nuôi tôm công nghệ cao nhằm hạn chế dịch bệnh. Ảnh: CĐ.

Nông dân Quảng Trị tăng cường áp dụng và nhân rộng các mô hình nuôi tôm theo quy trình sinh học, nuôi tôm 2, 3 giai đoạn, nuôi tôm công nghệ cao nhằm hạn chế dịch bệnh. Ảnh: CĐ.

 

Cùng với đó, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi với phương châm “phòng là chính”. Xây dựng quỹ hỗ trợ dập dịch từ các hộ nuôi tôm để xử lý nhanh, có hiệu quả khi dịch bệnh xảy ra. Áp dụng và nhân rộng các mô hình nuôi tôm theo quy trình sinh học, nuôi tôm 2, 3 giai đoạn, nuôi tôm công nghệ cao nhằm hạn chế dịch bệnh.

“Tôm sú và tôm thẻ chân trắng được huyện xác định là đối tượng nuôi chủ lực. Ngoài ra, có thể nuôi ghép kết hợp tôm sú – cua, tôm – cua – cá, tôm – cá. Những vùng nuôi có điều kiện vượt lũ thì nuôi thêm tôm vụ trái và các đối tượng khác như cá rô phi, cá đối, cua, cá nâu… để tận dụng ao hồ bỏ không, dinh dưỡng còn lại sau khi nuôi tôm nhằm cải tạo ao nuôi và tăng thêm thu nhập”, ông Lục cho hay.

Ông Phạm Văn Hòa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Trị cho biết, các vùng nuôi tôm tập trung ở địa phương phần lớn được hình thành từ lâu, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được các chỉ tiêu nuôi thương phẩm, đặc biệt là nuôi tôm theo hướng VietGAP, nuôi tôm công nghệ cao. Trước những khó khăn trên, ngành nông nghiệp đã chủ động đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo thành công của vụ tôm nay.

Theo đó, nhân rộng các mô hình nuôi tôm có hiệu quả, theo hướng bền vững; thúc đẩy các giải pháp giảm giá thành, đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng nuôi, đối tượng nuôi chủ lực phục vụ công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản nuôi. Đặc biệt, linh hoạt trong việc xây dựng khung lịch thời vụ thả nuôi nhằm xác định thời điểm thả giống thuận lợi nhất, giúp hạn chế rủi ro, thiệt hại, tối ưu hoá lợi nhuận cho nông dân.

Để hỗ trợ người nuôi tôm sản xuất hiệu quả, bền vững, Chi cục Thuỷ sản Quảng Trị sẽ cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn các biện pháp xử lý môi trường, phòng trị bệnh và chăm sóc thủy sản nuôi. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản, công tác kiểm dịch tôm giống để tránh rủi ro cho nông dân. Bên cạnh đó, khuyến khích các hộ nuôi sản xuất theo tổ cộng đồng, áp dụng các quy trình thực hành nuôi tốt (GAP/CoC), đảm bảo truy xuất nguồn gốc và an toàn vùng nuôi.

Bạn đang đọc bài viết Bớt nỗi lo dịch bệnh nhờ nuôi tôm bền vững tại chuyên mục Nuôi trồng của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư baonongnghiepdientu@gmail.com hoặc số điện thoại, Viber: 0369024447.

 

Công Điền - Văn Dũng

Nguồn Tin Nông Nghiệp Việt Nam

 

Song Long

 

 

 

Tin liên quan
Trung Quốc xếp tôm hùm bông vào nhóm động vật hoang dã nguy cấp cần bảo vệ, xuất khẩu gặp khó

Trung Quốc xếp tôm hùm bông vào nhóm động vật hoang dã nguy cấp cần bảo vệ, xuất khẩu gặp khó

14-11-2023 14:42:04

Việc Trung Quốc đưa tôm hùm bông vào Danh mục các loài động vật hoang dã nguy cấp cần bảo vệ đã ảnh hưởng đến việc...

Bí đỏ đã cho thu hoạch nhưng khách vắng hoe, nông dân Khánh Hòa đứng ngồi không yên

Bí đỏ đã cho thu hoạch nhưng khách vắng hoe, nông dân Khánh Hòa đứng ngồi không yên

13-11-2023 14:08:53

Những ngày qua, các hộ trồng bí đỏ ở xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đứng ngồi không yên, bởi bí đến thời...

Vườn trồng cây cảnh tiền tỷ của một anh nông dân Bạc Liêu, ai đến xem cũng phục tài

Vườn trồng cây cảnh tiền tỷ của một anh nông dân Bạc Liêu, ai đến xem cũng phục tài

10-11-2023 14:17:51

Hưởng ứng phong trào cải tạo vườn tạp, nhiều nông dân xã Phong Thạnh Tây B (huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đã mạnh...

Bất ngờ với lượng phát thải khí nhà kính đo được ở mô hình nuôi tôm - lúa, tôm - rừng

Bất ngờ với lượng phát thải khí nhà kính đo được ở mô hình nuôi tôm - lúa, tôm - rừng

01-11-2023 09:43:17

Phát triển “nuôi tôm ôm cây lúa” theo hướng hữu cơ, truy xuất dấu chân carbon trong chuỗi giá trị tôm và chuỗi giá trị...

Chat hỗ trợ
Chat ngay