CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubeGooglePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Ngư dân Quảng Bình đợi lúc biển động rồi bám mình vào ghềnh đá hái thứ
Ngày đăng: 21/02/2022

Gió mùa đông bắc tràn về, biển động, sóng to là lúc ngư dân ở xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đi hái rong biển mọc ở các ghềnh đá ven biển. Đây là mọt công việc nguy hiểm.

 

Bám mình vào ghềnh đá hái thứ đặc sản kiếm tiền triệu/ngày

Từ đầu tháng 10 âm lịch đến hết tháng giêng hằng năm, khi gió mùa đông bắc tràn về, biển động, sóng to là lúc ngư dân ở xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đi hái rong biển mọc ở các ghềnh đá chênh vênh bên biển.

Thứ rong biển này làm thức ăn rất bổ dưỡng, thuộc vào loại đặc sản, được mọi người rất ưa chuộng.

 

Ngư dân đợi lúc biển động rồi bám mình vào ghềnh đá hái thứ đặc sản thu tiền triệu/ngày - Ảnh 1.

Ngư dân xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đi hái đặc sản rong biển mọc ở các ghềnh đá ven biển. Ảnh: PP

Theo ngư dân ở xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), rong biển ở vùng biển xã này có 2 loài chính. Loài mọc trên những tảng đá, người dân địa phương gọi là rong mứt. Loài thứ 2 mọc ở chân ghềnh đá, nơi tiếp xúc với sóng biển, gọi là rong đỏ.

 

Với loài rong đỏ, người khai khác phải có sức khỏe, nhanh nhẹn, có kinh nghiệm để tránh những cơn sóng dữ tạt vào ghềnh đá.

Anh Đinh Văn Dũng (35 tuổi, ở thôn Vĩnh Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho hay: "Một lần đi hái rong biển trên ghềnh đá, tôi thường đi theo nhóm, khoảng 5 người. Trung bình một ngày cả nhóm khai thác được hơn 20kg rong đỏ. Hiện 1kg rong đỏ bán với giá 250 nghìn đồng, mỗi người thu về được 1 triệu đồng".

Ngư dân đợi lúc biển động rồi bám mình vào ghềnh đá hái thứ đặc sản thu tiền triệu/ngày - Ảnh 2.

Rong đỏ vừa được anh Đinh Văn Dũng (35 tuổi, ở thôn Vĩnh Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đi hái ở các ghềnh đá ven biển. Ảnh: PP

Với loài rong mứt, việc khai thác có dễ dàng hơn nên lực lượng đi lấy phần lớn là phụ nữ.

Chị Nguyễn Thị Đào (35 tuổi, ở thôn Vĩnh Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), cho biết: "Rong mứt là loài rong bám vào những tảng đá, khi thủy triều lên và khi thủy triều xuống chúng tôi thường dùng miếng kim loại cán mỏng, hình tròn, lớn hơn vỏ nghêu, vừa tầm với tay để cạo rong mứt ra khỏi đá".

"Đi cạo rong mứt đòi hỏi phải kiên trì. Một người cũng chỉ hái được từ 1-2kg/ngày. Rong mứt hiện có giá giao động từ 150 - 200 nghìn đồng/kg, nếu chịu khó, chúng tôi cũng kiếm được khoảng 300 nghìn đồng mỗi ngày", chị Đào nói.

Ngư dân đợi lúc biển động rồi bám mình vào ghềnh đá hái thứ đặc sản thu tiền triệu/ngày - Ảnh 3.

Thứ đặc sản rong biển vừa được chị em phụ nữ xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đi hái về, Ảnh: PP

 

 

Bán mạng sống để mưu sinh

Theo anh Đinh Văn Dũng (35 tuổi, ở thôn Vĩnh Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), khai thác rong biển, đặc biệt là loài rong đỏ, tuy có thu nhập cao, nhưng rất nguy hiểm.

Để hái được rong đỏ, người thợ phải bám vào những ghềnh đá trơn trượt, cheo leo bên mép sóng. Bởi những nơi sóng đánh nhiều, đá càng trơn, càng chênh vênh, loài rong này càng mọc nhiều.

Ngư dân đợi lúc biển động rồi bám mình vào ghềnh đá hái thứ đặc sản thu tiền triệu/ngày - Ảnh 4.

Ngư dân bất chấp nguy hiểm, giá rét đội mưa gió đi hái rong biển trên ghềnh đá ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

 

"Chúng tôi vừa hái rong vừa canh các cơn sóng. Liếc mắt thấy những cơn sóng lớn đằng xa, phải tìm cách tránh. Không cẩn thận là sóng lôi xuống biển, bán mạng sống với thứ đặc sản này", anh Dũng nói.

Cũng theo anh Dũng, mặc dù đã có kinh nghiệm hái rong đỏ nhiều năm nhưng bản thân tôi không ít lần bị sóng đánh úp, ngã xuống ghềnh đá, bị thương khắp người.

 

Ngư dân đợi lúc biển động rồi bám mình vào ghềnh đá hái thứ đặc sản thu tiền triệu/ngày - Ảnh 5.

Rong biển làm thức ăn rất bổ dưỡng, thuộc vào loại đặc sản, được mọi người rất ưa chuộng. Ảnh: PP

 

Thời gian qua, ở đây đã có nhiều người tử nạn do đi lấy rong biển. Mới đây nhất, ngày 7/2/2022, chị L.T.H. (40 tuổi, ở thôn Minh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) trong khi đang cào rong mứt ở vịnh Hòn La đã bị sóng kéo xuống biển dẫn đến tử vong.

Trước đó, cuối năm 2020, chị P.T.H. (ở thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cũng bị một cơn sóng dữ đánh bay xuống biển. Khi mọi người đến cứu chị H. đã tử vong.

 

"Mùa hái rong biển trên địa bàn xã thường trùng với những ngày biển động nên thu hút được nhiều ngư dân trên địa bàn tham gia và mang về một nguồn thu khá cho bà con. Thế nhưng, đây là một nghề rất nguy hiểm, chỉ cần sơ sẩy là để lại hậu quả xấu. Chính quyền địa thường xuyên khuyến cáo bà con cần phải hết sức cẩn thận khi đi lấy rong biển", ông Nguyễn Đức Hiền – Chủ tịch UBND xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

 

Trần Anh

Nguồn Tin Dân Việt

 

Song Long

 

 

Tin liên quan
Trung Quốc xếp tôm hùm bông vào nhóm động vật hoang dã nguy cấp cần bảo vệ, xuất khẩu gặp khó

Trung Quốc xếp tôm hùm bông vào nhóm động vật hoang dã nguy cấp cần bảo vệ, xuất khẩu gặp khó

14-11-2023 14:42:04

Việc Trung Quốc đưa tôm hùm bông vào Danh mục các loài động vật hoang dã nguy cấp cần bảo vệ đã ảnh hưởng đến việc...

Bí đỏ đã cho thu hoạch nhưng khách vắng hoe, nông dân Khánh Hòa đứng ngồi không yên

Bí đỏ đã cho thu hoạch nhưng khách vắng hoe, nông dân Khánh Hòa đứng ngồi không yên

13-11-2023 14:08:53

Những ngày qua, các hộ trồng bí đỏ ở xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đứng ngồi không yên, bởi bí đến thời...

Vườn trồng cây cảnh tiền tỷ của một anh nông dân Bạc Liêu, ai đến xem cũng phục tài

Vườn trồng cây cảnh tiền tỷ của một anh nông dân Bạc Liêu, ai đến xem cũng phục tài

10-11-2023 14:17:51

Hưởng ứng phong trào cải tạo vườn tạp, nhiều nông dân xã Phong Thạnh Tây B (huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đã mạnh...

Bất ngờ với lượng phát thải khí nhà kính đo được ở mô hình nuôi tôm - lúa, tôm - rừng

Bất ngờ với lượng phát thải khí nhà kính đo được ở mô hình nuôi tôm - lúa, tôm - rừng

01-11-2023 09:43:17

Phát triển “nuôi tôm ôm cây lúa” theo hướng hữu cơ, truy xuất dấu chân carbon trong chuỗi giá trị tôm và chuỗi giá trị...

Chat hỗ trợ
Chat ngay