CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubeGooglePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Chuyện lạ Kiên Giang, trồng cây dại nhổ ngó non bán, cả làng kiếm bộn tiền
Ngày đăng: 08/11/2022

Vài năm trở lại đây, một số hộ đồng bào dân tộc Khmer ở xã Bàn Thạch (huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang) có sáng kiến tận dụng đất vườn để trồng cây riềng dại nhổ lấy ngó non bán. Cây riềng-loài cây hoang dã này đã giúp nhiều hộ nơi đây có thu nhập khá.

 

Từ cây riềng hoang dã thành cây trồng cho nguồn thu lớn

Theo một số người Khmer lớn tuổi tại xã Bàn Thạch, riềng là loại cây dại chủ yếu mọc tự nhiên trong vườn, ven đường, thường được đào lấy củ làm gia vị. 

Người dân nơi đây tận dụng thân cây riềng còn non để tách vỏ, lấy phần ngó non của cây và ăn sống cùng món mắm kho hoặc xào, luộc.

 

Cả xóm có thêm nghề trồng riềng lấy ngó “hái” ra tiền - Ảnh 1.

Bà Thị Phiên đang trao đổi với bà Thị Mỹ Diên Hạnh – Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) về mô hình trồng riềng nhổ lấy ngó non bán ra tiền. Ảnh: NQ.

 

Vài năm trở lại đây, một ít hộ có hoàn cảnh khó khăn đi nhổ ngó riềng đem ra bán ở chợ như một loại rau đồng. 

Năm 2019, được sự động viên của Hội liên hiệp Phụ nữ xã Bàn Thạch, một số hộ tận dụng đất trống quanh nhà, sau vườn để trồng riềng nhổ ngó bán kiếm thêm thu nhập.

Không ruộng đất canh tác, bà Thị Phiên (ngụ ấp Giồng Đá, xã Bàn Thạch) là một trong những người thành công khi tận dụng khoảng đất trống cạnh nhà để trồng cây riềng lấy ngó bán. 

 

Bà Phiên nói: "Năm nay tôi đã ngoài 70 tuổi, không còn đi làm thuê như trước được nữa. Ngày nào khỏe thì tôi ra nhổ riềng rồi lặt lấy ngó đem ra chợ bán, không khỏe thì nghỉ. Có hôm khách đặt tổ chức đám tiệc số lượng lớn phải huy động bà con chòm xóm nhổ, bóc ngó riềng phụ".

Theo bà con địa phương, cây riềng chỉ cần chiết củ rồi cắm vào đất là có thể sinh sôi, phát triển. Mùa mưa là thời điểm tốt nhất để cây riềng phát triển. 

Thu hoạch ngó riềng lúc này sẽ non và giòn, ngọt hơn mùa nắng hạn. Đặc biệt, cây riềng ít bị sâu bệnh, không cần sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu cây vẫn cho năng suất cao và chất lượng ngó thơm ngon.

Riềng trồng khoảng 7-8 tháng sẽ lựa chọn cây riềng nào có 2-3 lá nhổ lấy ngó. Khi nhổ ngó non cần có sức giật mạnh và dứt khoát cây riềng mới bật gốc. Thông thường để bán ngó riềng, người dân phải lột tách phần vỏ thân cây bên ngoài. Đây là việc mất nhiều thời gian, phải thật khéo léo để ngó không gãy.

 

Cả xóm có thêm nghề trồng riềng lấy ngó “hái” ra tiền - Ảnh 2.

Bà Thị Phiên tận dụng khoảng đất trống cạnh nhà để trồng riềng lấy ngó bán. Ảnh: NQ.

 

Theo bà Phiên, người làm thành thục có thể lột được 5-6kg ngó/ngày. Với giá bán ngó riềng 120.000-140.000 đồng/kg, mỗi đợt bán bà Thị Phiên có nguồn thu nhập trên 1 triệu đồng. Cứ cách 5-10 ngày bà Phiên lại thu hoạch ngó riềng một lần, đủ chi phí sinh hoạt trong gia đình.

 

Ngó cây riềng dại như một loại rau sạch, dễ chế biến

Ngó riềng có thể chế biến được nhiều món ăn từ luộc, xào, nấu canh, nhưng ngon nhất vẫn là xào với tép đồng hoặc chim, cò, gà, vịt. Theo thống kê của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bàn Thạch, hiện toàn xã có 20 hộ dân trồng riềng lấy ngó để bán, tổng diện tích 5.000m2.

 

Cả xóm có thêm nghề trồng riềng lấy ngó “hái” ra tiền - Ảnh 3.

Bà Thị Phiên đang sơ chế ngó riềng trước khi giao cho khách hàng. Ảnh: NQ.

 

Chị Thị Thu Sương (ngụ ấp Giồng Đá, xã Bàn Thạch), cho biết: "Riềng dễ trồng lại không cần nhiều vốn đầu tư, chăm sóc gì hết cũng có đồng ra đồng vô hàng ngày. Khách đặt tới đâu mình nhổ, lặt rồi bán tới đó. Khách mua ăn hoặc tặng người thân phương xa, tôi nhổ gần như liên tục mà vẫn không đủ bán".

Không tốn công chăm sóc, không nhiều vốn đầu tư nên trồng riềng lấy ngó phù hợp với những hộ không có hoặc ít đất sản xuất ở xã Bàn Thạch. Thời gian qua, UBND, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Bàn Thạch đã hỗ trợ người dân giới thiệu sản phẩm tại các dịp hội nghị, lễ kỷ niệm do huyện tổ chức.

 

Cả xóm có thêm nghề trồng riềng lấy ngó “hái” ra tiền - Ảnh 4.

Ngó riềng như một loại rau sạch, có thể chế biến thành nhiều món ngon. Ảnh: NQ.

 

Theo bà Thị Mỹ Diên Hạnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) từ chỗ chỉ dùng trong bữa ăn gia đình, hiện ngó riềng đã được một số quán ăn, nhà hàng trong và ngoài huyện sử dụng.

"Hội đã hỗ trợ bà con khâu đóng gói, hút chân không ngó riềng thành phẩm để khách tiện mua và làm quà tặng. Chúng tôi đang phối hợp UBND xã Bàn Thạch vận động bà con tận dụng đất trống quan nhà, vườn tạp để trồng riềng lấy ngó tăng thu nhập. Xã cũng chọn ngó riềng để đăng ký phát triển thành sản phẩm OCOP, nhằm khai thác tiềm năng và có hướng đầu tư hiệu quả hơn", bà Hạnh cho biết.

 

Chúc Ly - Ngọc Quyên

Dân Việt

 

Song Long

 

 

 

 

 

Tin liên quan
Loại củ thân trắng nõn nà, ăn rất tốt cho sức khỏe, mỗi năm chỉ cho thu hoạch 1 vụ

Loại củ thân trắng nõn nà, ăn rất tốt cho sức khỏe, mỗi năm chỉ cho thu hoạch 1 vụ

07-11-2023 13:01:06

Mặc dù, mỗi năm cây niễng chỉ cho thu hoạch 1 vụ, nhưng xét về giá trị kinh tế, củ niễng cho thu nhập cao hơn trồng lúa....

Bỏ thanh long trồng loại cây ra thứ quả ruột vàng, ai ngờ anh nông dân Long An lại bán đắt hàng

Bỏ thanh long trồng loại cây ra thứ quả ruột vàng, ai ngờ anh nông dân Long An lại bán đắt hàng

06-11-2023 09:18:15

Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, giá nhiều mặt hàng nông sản giảm, thanh long cũng nằm trong số đó. Nhận thấy trồng...

Trồng loại quả ngọt mát mà lại giàu vitamin C, có 2ha mà ông nông dân Phú Yên thu 400 triệu, lãi ròng 200 triệu

Trồng loại quả ngọt mát mà lại giàu vitamin C, có 2ha mà ông nông dân Phú Yên thu 400 triệu, lãi ròng 200 triệu

06-11-2023 08:46:02

Khu vực Lỗ Chài thuộc thôn Ngọc Sơn, xã Hòa Quang Bắc (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) lâu nay nổi danh là khu vực trồng nhiều...

Vô rừng ở Bình Định dò tìm loại nấm bổ dưỡng, ai ăn được thì

Vô rừng ở Bình Định dò tìm loại nấm bổ dưỡng, ai ăn được thì "ghiền" không dứt

02-11-2023 11:56:21

Ở Bình Định gọi là nấm keo vì loại nấm này thường mọc trong các rẫy keo được trồng từ 2 đến 3 năm tuổi, trên các...

Chat hỗ trợ
Chat ngay