CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ SONG LONG
+
0
Giỏ hàng
Đang tải...
Tổng giá: VNĐ

Email : sales@songlongvn.com

Tell : (+ 84 ) 90 82 85 230

Giờ làm việc : Từ T2 - T6: 8h --> 17h 45

FacebookYoutubeGooglePrint
Giỏ hàng0
Sản phẩm nổi bật
Tin tức nổi bật
Sử dụng rong biển trong thức ăn tôm
Ngày đăng: 20/08/2021

(TSVN) – Dù tiềm năng nhưng vẫn còn nhiều trở ngại khiến rong biển chưa được sử dụng rộng rãi như thành phần thức ăn nuôi tôm. Rào cản nằm ở phía người tiêu dùng, cạnh tranh thị trường trong khi rất ít nghiên cứu về lợi ích của thức ăn chứa rong biển.

Tiềm năng

Veille, một chuyên gia công thức thức ăn tại công ty Gold Coin tin rằng những hãng thức ăn thủy sản, trại nuôi và người tiêu dùng đang quá chú trọng vi tảo để thay thế dầu cá mà quên mất những lợi ích to lớn hơn của rong biển. “Cũng thuộc họ hàng rong biển, nhưng từ trước đến nay chỉ có vi tảo được chú ý trong ngành NTTS như một nguồn DHA và astaxanthin. Chúng tôi đang tìm kiếm các chất thay thế khác, chủ yếu là rong biển được trồng tại địa phương, đặc biệt các loài đang phổ biến ở châu Á. Hiện, chúng tôi đang nghiên cứu rong lục, rong đỏ, và một số loại rong biển tự nhiên”, theo Veille. Giá cả, nguồn cung, và tiêu chí bền vững là 3 yếu tố khiến Veille quyết định tập trung mục tiêu vào rong biển.

Theo Veille, chi phí sản xuất vi tảo vẫn rất đắt đỏ. Do đó, anh cho rằng, nên tập trung vào sản xuất vi tảo ở các xứ lạnh, sử dụng đèn và hệ thống cấp nhiệt, sau đó sấy khô và chế biến trước khi vận chuyển thành phẩm đến châu Á. Còn châu Á sẽ tập trung thu hoạch rong biển từ tự nhiên, hoặc từ các trang trại trồng rong biển trong vùng.

Thông thường, các nguồn cung rong biển nguyên liệu tập trung ở châu Á. Tuy nhiên, tìm kiếm nguồn không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trung Quốc là nguồn cung lớn nhất, trong khi nhiều quốc gia khác có xu hướng cung cấp cho các khách hàng lớn, khiến các công ty mới rất khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung đáng tin cậy.

Gold Coin chủ yếu tập trung vào 2 loại rong biển Ulva và Laminaria; đồng thời thử nghiệm những sản phẩm này với tỷ lệ bổ sung lên tới 10% trong thức ăn thủy sản hơn 1 năm qua. Các loại rong biển này được sử dụng chủ yếu để thay thế đậu tương và các thành phần thực vật khác trong thức ăn. Tại Goin Coin, rong biển ít có cơ hội thay thế bột cá vì hiện nay hãng chỉ sử dụng một lượng bột cá rất nhỏ trong thức ăn.

Trước Gold Coin, Veille đã làm việc cho Olmix, một hãng có thâm niên 5 năm trong lĩnh vực sản xuất phụ gia thức ăn từ rong biển. Tuy nhiên, hiện ông tin rằng các hãng thức ăn thủy sản mới chỉ coi rong biển là một nguyên liệu thô, và do đó cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa để tận dụng toàn bộ rong biển. Cần phải nhìn nhận giá trị sản phẩm toàn phần trong NTTS, thay vì chỉ nghĩ đến chiết xuất, Veille chia sẻ.

 

Hiệu suất

Veille thận trọng khi đưa ra các tuyên bố mới về giá trị của rong biển trong thức ăn thủy sản, nhưng ông tin rằng nó thực sự có nhiều lợi thế hơn các thực vật khác như đậu tương.

Đến nay, sử dụng rong biển thay thế khô đậu trong thức ăn tôm ít nhất đã đáp ứng được hiệu quả tương đương thức ăn truyền thống. Giảm sử dụng khô đậu giúp giảm giá thức ăn chăn nuôi, vì giá khô đậu hiện đang rất cao, cộng với chi phí vận chuyển không hề rẻ từ Mỹ Latin.

Tính bền vững của rong biển cũng là môt yếu tố quan trọng. Các vấn đề mà đậu tương đang gặp phải là phá rừng lấy đất canh tác có thể dẫn đến xói mòn đất đai và lụt lội cũng như mất đa dạng sinh học. Điều này đang ảnh hưởng đến Brazil, đặc biệt là các quốc gia quanh nó. Sử dụng nước cũng là vấn đề tiềm ẩn đối với đậu tương và các cây trồng khác như lúa mỳ.

 

Hạn chế

Dù lạc quan về giá trị của rong biển trong thức ăn tôm, Veille cũng nhận ra nhiều trở ngại cần vượt qua trước khi rong biển được sử dụng rộng rãi hơn. Yếu tố hạn chế gồm giá và nguồn cung. Khối lượng lớn, nhưng hãng sản xuất rong biển và hãng chế biến lại chú trọng cung cấp cho thị trường thực phẩm hơn.

Gold Coin sản xuất thức ăn cho nhiều đối tượng nuôi, không chỉ thủy sản. Veille đang nghiên cứu các loại rong biển tiềm năng khác. Sử dụng rong biển trong thức ăn cho cá cũng nhận nhiều phản hồi tốt. Rong biển cũng phù hợp với động vật nhai lại như gia súc nhờ đặc tính dễ tiêu hóa, nhưng thành phần xơ quá cao đối với động vật dạ dày đơn như heo và gia cầm.

Gold Coin đã nhận được phản hồi tốt về hiệu suất của thức ăn chứa rong biển đối với tôm nuôi trong hệ thống biofloc. Đây là một phần thức ăn tự nhiên của tôm và chúng có thể tiêu hóa xơ trong rong biển tốt hơn xơ thực vật khác nên thúc đẩy  tiêu hóa protein tốt hơn.

Veille chưa dám nói trước về những lợi ích của rong biển với sức khỏe tôm, song ông tin rằng điều này sẽ sớm được chứng minh và chắc chắn rong biển không gây tác động tiêu cực nào. Ông cho biết, kết quả trong phòng thí nghiệm đầy hứa hẹn, nhưng cần ít nhất 1 năm nữa để đánh giá chính xác hơn khả năng ngăn chặn dịch bệnh, nếu có, của rong biển trong thức ăn tôm.

Dũng Nguyên

Theo Thefishsite, GAA

 

Song Long

 

Tin liên quan
Nuôi cá lồng trên lòng hồ thuỷ điện lớn nhất Thanh Hóa, nhà nào nuôi đều khá giàu hẳn

Nuôi cá lồng trên lòng hồ thuỷ điện lớn nhất Thanh Hóa, nhà nào nuôi đều khá giàu hẳn

26-10-2023 11:30:27

Nhằm khai thác lợi thế về diện tích mặt nước, những năm gần đây, người dân sống ở ven lòng hồ thủy điện Cửa Đạt-hồ...

Thứ quả dại này ở miền Tây, xưa dân ăn cho vui miệng, nay hóa đặc sản, ăn bổ dưỡng, thanh nhiệt, kháng khuẩn

Thứ quả dại này ở miền Tây, xưa dân ăn cho vui miệng, nay hóa đặc sản, ăn bổ dưỡng, thanh nhiệt, kháng khuẩn

25-10-2023 09:20:37

Ở miền Tây, chen vào những mé bưng, mé ao, mương, đìa… không ít những loài cây dại mọc hoang. Nổi bật trong số đó là...

Hà Tĩnh: Bán thứ quả đặc sản, nông dân huyện miền núi Hương Khê thu gần 590 tỷ đồng

Hà Tĩnh: Bán thứ quả đặc sản, nông dân huyện miền núi Hương Khê thu gần 590 tỷ đồng

24-10-2023 10:07:28

Năm nay, bưởi Phúc Trạch (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) được mùa, mỗi cây đạt trung bình 50 quả, với giá bán 22.000-28.000...

Vùng đất này ở Thái Bình, dân rủ nhau nuôi cá rô đồng, có nhà lãi tiền tỷ

Vùng đất này ở Thái Bình, dân rủ nhau nuôi cá rô đồng, có nhà lãi tiền tỷ

24-10-2023 09:42:43

Từ 1,2 mẫu ruộng cấy lúa kém hiệu quả ông Bùi Văn Suy, xã An Tràng (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã chuyển đổi...

Chat hỗ trợ
Chat ngay